Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Đây là một trong ba chứng bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay (ung thư, tim mạch, tiểu đường) và cũng thuộc nhóm “tứ chứng nan y” của thập kỉ (gồm HIV/AIDS, tiểu đường, béo phì và ung thư). Căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc mà chỉ có thể kiểm soát được bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và sử dụng các loại thuốc giúp ổn định lượng đường huyết. Và nếu không điều trị cẩn thận, người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng… Do vậy, việc kiểm soát và ổn định đường huyết là vô cùng quan trọng.
Một số dấu hiệu bệnh tiểu đường
+ Liên tục khát nước:
Khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
+ Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Theo bác sĩ nội tiết Mary Vouyiouklis Kellis (thuộc Cleveland Clinic, Mỹ), khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. “Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn”, bà Mary cho biết. Vì vậy nếu đột nhiên đi tiểu quá nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ.
Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường
+ Hơi thở có mùi khó chịu
Việc mất nước liên quan tới tiểu đường góp phần gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn và làm cân bằng độ pH trong miệng.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn kích thích quá trình ketosis – tức là khi cơ thể sử dụng chất béo (thay vì glucose) để tạo ra năng lượng. Ketosis làm phát sinh sản phẩm phụ là ketone – có thể làm hơi thở có vị ngọt hoặc như mùi hoa quả, đôi khi có mùi aceton. Vì vậy, nếu bạn không theo chế độ ăn keto (để đạt được trạng thái ketosis), bạn nên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm bệnh tiểu đường.
+ Thị lực bỗng nhiên mờ
Nhìn mờ là một dấu hiệu phổ biến (nhưng thường bị bỏ qua) của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu. Khi điều trị tiểu đường và kiểm soát nồng độ đường trong máu sẽ khiến tầm nhìn rõ trở lại.
+ Tê bì chân tay
Theo thống kê năm 2017 của Diabetes Care, hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân tê bì hoặc có cảm giác châm chích xảy ra ở hơn một nửa bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.
+ Các vết thương/bầm lâu lành
Khi bị thương, bệnh tiểu đường cũng khiến vết thương khó lành hơn vì nồng độ đường trong máu cao tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Tiểu đường thường đi kèm tình trạng huyết áp và nồng độ cholesterol cao, khiến mạch máu bị thu hẹp, cản trở việc máu lưu thông tới vết thương và khiến vết thương lâu lành. Tiểu đường cũng làm yếu hệ miễn dịch, do đó làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể trước vi khuẩn.
+ Sụt cân mất kiểm soát
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra nếu bị sụt 5-10% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian 6 tháng mà không rõ nguyên nhân. Việc sụt cân không rõ nguyên nhân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tiểu đường.
Insulin giúp cơ thể vận chuyển đường trong máu tới các tế bào. Khi bị tiểu đường – tức là cơ thể gặp vấn đề với insulin, tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường. Vì vậy, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng, hệ quả là dẫn tới việc sụt cân đáng kể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi như chế độ ăn, stress, việc ngủ nghỉ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và thiếu năng lượng thường xuyên dù vẫn sinh hoạt bình thường, bạn có thể đã bị tiểu đường.
Cơ thể phân hủy carbohydrate để tạo ra đường glucose – nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi mắc tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng nguồn năng lượng đó hiệu quả, dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, việc mất nước do tiểu đường cũng có thể gây mệt mỏi.
+ Nhiễm nấm âm đạo
Nồng độ đường trong máu cao khiến âm đạo trở thành môi trường lý tưởng cho bệnh nấm và khiến bệnh phát triển nhanh. Nếu bị nhiễm nấm âm đạo cứ 2-3 lần trong vài tháng hoặc những biện pháp điều trị cơ bản không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi nồng độ đường trong máu được kiểm soát, tần suất nhiễm nấm âm đạo sẽ giảm đi.
+ Những đốm tối màu trên da
Những đốm tối màu xuất hiện trên cổ, nách, xương chậu là những dấu hiệu sớm và rất phổ biến cho thấy nồng độ insulin trong cơ thể có vấn đề. Đặc biệt, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng thường xuyên xuất hiện dấu hiệu này. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm tăng nguy cơ khiến lượng insulin bất thường.
+ Thường xuyên bị ngứa
Nhiều trường hợp mắc tiểu đường dẫn tới nhiễm nấm âm đạo, gây ra cảm giác ngứa ngáy trên da, da khô. Bạn có thể khắc phục tình trạng này qua việc giới hạn số lần tắm (đặc biệt ở môi trường ít nóng ẩm), sử dụng xà phòng dưỡng ẩm và thoa lotion, kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
Để kiểm soát lượng đường huyết, người bệnh tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế đồ ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo kết hợp chế độ vận động, thể dục điều độ. Và bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Việc kết hợp đồng thời thảo dược thiên nhiên với thuốc tây điều trị bệnh tiểu đường đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, không chỉ giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mà còn giúp hạn chế liều thuốc tây cho người bệnh, ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Sản phẩm GYMAX kết hợp 100 % thảo dược tự nhiên như dây thìa canh, trái nhàu, khổ qua…có tác dụng giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa các nguy cơ, biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Với các ưu việt như sau:
- Ưu điểm vượt trội sản phẩm:
Dây thìa canh là một loại cây thuốc quý của nước ta, cây có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tác dụng này đã được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới công nhận.
Hoạt chất Gymnemic acid là hoạt chất tạo nên tác dụng điều trị tiểu đường của cây Dây thìa canh. Với cơ chế tăng tiết dịch ở tuyến tuỵ một cách tự nhiên, tăng cường hoạt lực của Insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột. Vì vậy Dây thìa canh được mệnh danh là khắc tinh của bệnh tiểu đường, có hiệu quả rất tuyệt vời trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh được chứng minh có khả năng ổn định và duy trì lượng đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Bệnh nhân tiểu đường sau 3 – 6 tháng sử dụng dây thìa canh chỉ số đường huyết trung bình ( HbA1c ) của người bệnh đều giảm rõ rệt và duy trì ở mức an toàn.
Hoạt chất Gymnemic có tác động lên chuyển hóa Lipid, có khả năng bài tiết cholesterol, LDL, Triglycerid ra khỏi cơ thể qua đường phân. Từ đó giúp đẩy lùi các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não.
+ Trái nhàu:
Trái nhàu có chứa tới 210 chất dinh dưỡng hữu ích. Trong đó có những chất đặc biệt tối cho sức khỏe như beta-carotence, các vitamin nhóm A, B; những chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, canxi, axit linoleic, kali, magie, protein…. Các chất này giúp giảm triệu chứng tiểu đường thông qua việc thúc đẩy cơ thể sản xuất ra scopoletine và gián tiếp sản xuất ra nitric oxid.
Một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 10 năm 2010 của tạp chí “Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine” cho thấy trái nhàu có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học West Indies đã tiến hành nghiên cứu để làm rõ tác động của trái nhàu với đường huyết. Kết quả thu được là trái nhàu và có khả năng giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hợp chất trong trái nhàu có thể cho hiệu quả tương tự như thuốc tiểu đường trong việc hạ đường huyết.
Các nhà nghiên cứu khoa học người pháp đã phát hiện ra trái nhàu có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm stress oxy hóa và hoạt tính chống viêm. Qua đó, giúp bảo vệ mạch máu khỏi sự hủy hoại của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, dung dịch nước ép từ trái nhàu có tác dụng giảm đường huyết, ổn định đường huyết rất tốt do khả năng tăng sự nhạy cảm của Insulin và thúc đẩy quá trình sản xuất Insulin ở tụy.
+ Tri mẫu:
Theo y học cổ truyển, Tri mẫu có tác dụng tư thận, bổ tỳ, ích khí, tán hỏa nên được dùng chủ trị bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại Tri mẫu có tác dụng giảm lượng đường huyết.
+ Khổ qua ( Mướp đắng ):
Khổ qua được xem như chất Insulin tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin, tăng độ nhạy và gia tăng lượng Insulin cần thiết cho quá trình hoạt động trong cơ thể.
Theo Tạp chí “Hóa học và Sinh học” được xuất bản trong tháng 3 – 2008 cho biết khổ qua rừng (còn được gọi là mướp đắng rừng) có khả năng tăng quá trình hấp thu glucose của tế bào, đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose.
Tạp chí nước ngoài Journal of Ethnopharmacology cho biết: khi dùng khoảng 2000mg khổ qua rừng hằng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng huyết áp cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo Đông y, khổ qua được xem là vị thuốc thảo dược có tính hàn, vị đắng, không độc, khổ qua giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, nhuận trường, ổn định lượng huyết trong máu, rất tốt cho cơ thể và bệnh nhân bị tiểu đường.
+ Ngọc trúc:
Trong thành phần của ngọc trúc chứa rất nhiều cách hoạt chất quý có công dụng có lợi cho chức năng của tim như: glucosid convallamarin, flavonoid như vitextin, azetidin axit cacboxylic…giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên hệ tim mạch.
+ Sinh địa:
Theo y học hiện đại Sinh địa có hoạt chất Rehmanin có tác dụng làm hạ đường huyết.
Thành phần: Thành phần 1 viên:
Dây thìa canh 500mg
Trái nhàu: 500mg
Tri mẫu: 300mg
Khổ qua: 400mg
Ngọc trúc: 200mg
Sinh địa: 300mg.
Phụ liệu: Avicel, Talc, Magie stearate, vừa đủ 1 viên
Công dụng: Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường
Đối tượng sử dụng: Người bị đái tháo đường, có nguy cơ bị đái tháo đường, người có chỉ số đường huyết cao
Cách dùng: Uống sau bữa ăn, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Quy cách: Hộp x lọ x 120 viên nang cứng