GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HO CHO TRẺ KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Trời lạnh là thời điểm các mẹ “ đánh vật ” với cơn ho của bé, các cơn ho tưởng chừng đơn giản chỉ vài tiếng húng hoắng là hết, nên hầu như các mẹ thường chủ quan, xem đó là sự thay đổi thường kỳ của thời tiết. Nếu không điều trị kịp thời, các cơn ho sẽ kéo dài dai dẳng, trẻ mất ngủ, khó thở nghiêm trọng. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu chớm ho mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và giải pháp điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân gây cơn ho ở trẻ khi thời tiết chuyển lạnh

Do cảm lạnh

Gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.

Ho do cảm lạnh, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ

Viêm mũi

Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 38oC-39oC. Nếu ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ, trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

Viêm VA

Thường xảy ra ở trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-39oC, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ.

Viêm Amidan

Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 oC, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.

Viêm họng cấp

Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực).

Viêm tiểu phế quản là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao.

Để điều trị dứt điểm cơn ho khi thời tiết chuyển lạnh, các mẹ cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, giữ ấm cho trẻ, đồng thời có biện pháp điều trị kịp thời khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu chớm ho.

Kế thừa phương pháp điều trị ho từ dân gian và các bài thuốc đông y, sản phẩm AUPROSBAY với sự kết hợp: cao lá thường xuân khô, mật ong, chanh đào, tỳ bà diệp, hạnh nhân, lá hẹ giúp trừ ho, tiêu đờm, kháng viêm… và điểm nổi bật trong công thức có hoạt chất Thymomodulin giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch giúp điều trị hiệu quả, triệt để cơn ho cho trẻ.

Ưu điểm vượt trội:

+ Cao lá thường xuân:

  • Hoạt chất chính từ lá Thường xuân được các nhà khoa học Đức tìm ra là α-Hederin. Chất này có tác dụng tiêu nhầy (đờm), chống co thắt phế quản từ đó điều trị nguyên nhân gây ra ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
  • Các thành phần hóa học như: Saponin, Flavonoid và Rutin, có tác dụng làm giãn phế quản, đồng thời kích thích bài tiết đờm.
  • Hoạt chất Glycoside giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, long đờm, giảm đau, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

α-Hederin có tác dụng tiêu nhầy (đờm), trị ho, viêm phế quản

+ Echinacea purpurea extract:

Cao được chiết xuất từ hoa cúc tím, có tác dụng chống nhiễm trùng, đặc biệt là các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh viêm đường hô hấp trên. Hoa cúc tím hoạt động như một chất kích thích hệ thống miễn dịch.

Hoa Cúc tím có tác dụng chống nhiễm trùng, đặc biệt là các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh viêm đường hô hấp trên.

+ Mật ong:

Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống lại các vi khuẩn, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, đau họng, ho hen, giúp trừ ho, điều trị các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho mãn tính, tái phát nhiều lần. Mật ong cũng đáp ứng được quan điểm trị bệnh toàn diện trong y học cổ truyền đó là trừ ho và bổ dưỡng.

+ Hoạt chất Bromelain:

Là một loại enzyme tiêu hóa phân giải protein được tìm thấy trong quả dứa, được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh khác liên quan đến viêm đường hô hấp.

Bromelain trong quả Dứa được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh khác liên quan đến viêm đường hô hấp

+ Thymomodulin:

Giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.

+ Chanh đào:

Trong vỏ chanh đào có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm. Trong ruột chanh có chứa Acid Citric giúp phòng trị ho, khản tiếng, các vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, tiêu độc.

+ Tỳ bà diệp:

Theo Đông y Tỳ bà diệp có vị đắng, tính hàn; quy vào kinh phế và vị. Có tác dụng mát phổi, thanh phế, giáng khí, hoá đờm, chữa ho.

+ Kha tử:

Trong Kha tử chứa tới 51% hàm lượng Tanin, cụ thể bao gồm những axit như: Chebulinic, Luteolic, Egalic, Galic. Những axit này tồn tại trong quả Kha tử đóng vai trò như một chất kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, mang lại tác dụng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm. Giúp điều trị ho, viêm họng, khản tiếng, viêm phế quản.

+ Tang bạch bì:

Giúp điều trị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có đờm, viêm phế quản mạn.

+ Húng chanh:

Theo y học cổ truyền, Húng chanh có vị cay, tính ấm có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, chữa viêm họng, cảm cúm, ho do viêm họng, khản tiếng.

+ Cam thảo:

Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều trị ho khan, ho do viêm họng, đau họng, đồng thời giảm viêm gây kích ứng cổ họng của trẻ.

+ Hạnh nhân:

Trị ho lâu ngày, khản giọng, trừ đờm, điều trị viêm khí phế quản, viêm họng.

1. THÀNH PHẦN:

Cho 1 chai 100ml

Cao lá thường xuân: …………….. 1000mg

Echinacea purpurea extract: …. 1000mg

Mật ong: …………………………….. 1000mg

Thymomodulin: …………………….100mg

Bromelain: ………………………….50mg

Dịch chiết 50g cao hỗn hợp tương đương thảo mộc:

Chanh đào: ………………………50000mg

Tỳ bà diệp: ………………………..10000mg

Tang bạch bì: ……………………10000mg

Kha tử: …………………………..8000mg

Gừng gió: ……………………….6000mg

Húng chanh: …………………..6000mg

Hạnh nhân: …………………….6000mg

Cam thảo: ………………………5000mg

Hẹ: ………………………………..3000mg

Tỏi đen: ………………………….2000mg

Phụ liệu: đường saccarose, nước tinh khiết vừa đủ 100ml.

2. CÔNG DỤNG:

Giúp bổ phế, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản.

3. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Người bị ho do cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, rát họng, viêm họng, viêm phế quản.

4. CÁCH DÙNG:

– Người lớn: mỗi lần uống 15-20ml x 3 lần/ngày.

– Trẻ trên 3 tuổi: mỗi lần uống 10ml x 3 lần/ngày.

– Trẻ từ 1-3 tuổi: mỗi lần uống 7,5ml x 3 lần/ngày.

– Trẻ dưới 1 tuổi tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng (Cách dùng tham khảo: mỗi lần uống 5ml x 3 lần/ngày). Nên dùng ngay khi có dấu hiệu chớm ho, cảm, sổ mũi, khò khè.

5. QUY CÁCH:

Hộp 1 chai 100ml.

NƯỚC SẢN XUẤT: Việt Nam.