Mang thai là một hành trình vô cùng tuyệt vời của phụ nữ, trong suốt chín tháng mười ngày người mẹ có những thay đổi về sinh lý, giải phẫu, sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể, họ cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục vụ cho những thay đổi đó. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn cung cấp chất dinh dưỡng theo máu qua nhau thai cho con. Vì vậy, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và cả sau khi sinh. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai bao gồm năng lượng, protein, muối khoáng (canxi, sắt, i-ốt, kẽm), các loại vitamin (A, D, B1, B2, C…). Trong đó sắt đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ, quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể.
Một số dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
+ Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
+ Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
+ Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.
+ Dễ bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
+ Khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
+ Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
+ Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn… là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.
Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
+ Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Cách tốt nhất để dự phòng thiếu sắt cũng như thiếu các vi chất dinh dưỡng khác là duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày. Thức ăn động vật chứa nhiều sắt bao gồm: gan các loại động vật như: lợn, gà, vịt, bò, trâu…và các phủ tạng khác như: tim, bầu dục, đặc biệt tiết có hàm lượng sắt rất cao.
Nên bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày
Các loại thịt bò, thịt lợn cũng chứa nhiều sắt, lòng đỏ trứng và các loại thủy hải sản cũng chứa nhiều sắt. Sắt trong các thức ăn có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao và khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Trong các thức ăn nguồn gốc thực vật thì sắt thì sắt có nhiều trong đậu đỗ, vừng lạc, các loại rau màu xanh thẫm; rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau đay…Ngoài ra, nên chọn các thực phẩm được bổ sung vi chất sắt thay cho các thực phẩm cùng loại nhưng không được bổ sung sắt như nước mắm, xì dầu, hạt nêm có bổ sung sắt, bánh quy, bột dinh dưỡng cho trẻ em.
Muốn sắt hấp thu tốt cần ăn đầy đủ và thường xuyên các thực phẩm có chứa nhiều sắt, nhất là các thực phẩm có nguồn gốc động vật, ăn nhiều quả chín (cam, quýt, canh, bưởi, táo, đu đủ, chuối, dưa hấu…) để tăng cường lượng viamin C trong khẩu phần ăn, một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hấp thu sắt. Không nên uống nước chè sau bữa ăn vì trong chè có tannin. Ngoài ra, phytat (có trong đậu đỗ, gạo và các loại ngũ cốc) cũng là chất ức chế hấp thu sắt.
+ Bổ sung viên sắt/ acid folic:
Đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu chỉ duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý không thì vẫn rất khó để cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, một giải pháp hữu hiệu được khuyến khích đối với các đối tượng này là sử dụng viên sắt hàng ngày, hàng tuần theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng sắt trong cơ thể, vì nếu như lượng sắt trong cơ thể bị quá tải có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho sức khỏe như ứ đọng sắt, có thể gây hại tới tim, gan, tuyến nội tiết…
Để phòng ngừa và tránh được các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, cần kết hợp đồng bộ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và sử dụng các loại viên sắt, acid folic giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Sản phẩm FERROUS giúp phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt an toàn, hiệu quả.
Ưu điểm vượt trội:
+ Ferrous sulfate:
Là dạng muối sắt II vô cơ phổ biến từ hàng chục năm trước đây và vẫn đang được sử dụng cho đến hiện nay. Giúp phòng và điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
+ Acid folic:
Chất này cần thiết cho sự phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Chính vì vậy, Acid Folic trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu. Nếu thiếu Acid Folic trong khi mang thai, nguy cơ sảy thai cao hơn, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là em bé có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ).
Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, acid folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.
+ Zinc gluconate:
Cơ thể cần kẽm để sản xuất, sửa chữa và thực hiện chức năng của DNA – sơ đồ gen di truyền của cơ thể và là khối cơ bản tạo thành tế bào. Bổ sung đủ kẽm là đặc biệt quan trọng cho nhu cầu phát triển tế bào trong thai kỳ. Loại khoáng thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ vị giác và khứu giác, và chữa lành vết thương. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.
+ Vitamin B12:
Là một vitamin hòa tan trong nước. Thông thường, các vitamin tan trong nước cơ thể sẽ không giữ lại được, nhưng vitamin B12 là đặc biệt, bởi vì loại vitamin này có thể lưu lại trong gan nhiều năm.
Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Theo các chuyên gia nghiên cứu, không chỉ Acid folic, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh.
Bổ sung vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nôn ói trong giai đoạn ốm nghén. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, những bé có mẹ thường xuyên bổ sung vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ít quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do sự ảnh hưởng của vitamin B12 đến các tế bào thần kinh của trẻ, khiến trẻ dễ bứt rứt khó chịu khi bị thiếu vitamin này.
1. Thành phần:
cho 1 viên nang mềm
Ferrous sulfate: 125 mcg
Zinc gluconate: 15 mg
Acid folic: 0,3 mg
Vitamin B12: 0,015 mg
Soybean oil: 360 mg
2. Công dụng:
+ Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
+ Giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ trước và trong khi mang thai.
3. Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ trước, trong khi mang thai, người cơ thể thiếu máu do thiếu sắt.
4. Cách dùng:
2 viên/ ngày hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Quy cách:
Hộp 6 vỉ x 10 viên nang mềm.
Xuất xứ:
Nguyên liệu sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ.