ĐỘT QUỴ KẺ THÙ GIẤU MẶT NHIỀU NGUY CƠ

Đột quỵ là căn bệnh phổ biến hiện nay và là một trong những căn bệnh có nguy cơ tàn phế cao nhất. Bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà có xu hướng ngày càng gia tăng ở đối tượng trẻ. Việc phòng ngừa căn bệnh này từ sớm được xem là giải pháp số 1 để ngăn chặn kịp thời nỗi nguy hiểm tiềm ẩn và giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Xơ vữa động mạch một trong số nguyên nhân dẫn đến hình thành các cục máu đông gây đột quỵ não

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Nhận biết sớm đột quỵ theo quy tắc F.A.S.T

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

– Yếu tố có thể kiểm soát được

  • Cao huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
  • Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
  • Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.
  • Đái tháo đường.
  • Thiếu máu não thoáng qua.
  • Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Một số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

– Yếu tố không thể kiểm soát được

  • Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ như thế nào?

+ Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:

Chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, đa dạng các vitamin, khoáng chất giúp giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa bệnh bệnh tái phát.

  • Một số loại thực phẩm giúp phòng tránh bệnh đột quỵ:

Thực phẩm giàu omega 3: như cá hồi, cá ngừ, cá mòi.

Thực phẩm giàu Acid folic như: đậu lăng, măng tây, bông cải, củ cải, các loại hạt.

Thực phẩm giàu Magie: ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển…

  • Các loại thực phẩm cần tránh:

Đồ ăn chế biến có chứa nhiều dầu mỡ như: đồ chiên, xào, rán, nội tạng động vật.

Không ăn quá nhiều trứng, các loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol xấu như: bơ thực vật, khoai tây chiên, phô mai, gan động vật.

Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, không nên ăn mặn vì nạp nhiều muối khiến huyết áp tăng cao.

Hạn chế ăn thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa vì đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho hệ tim mạch.

  • Ngừng uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ bệnh đột quỵ.

+ Xây dựng lối sống lành mạnh:

  • Cần cân bằng chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mãi, tránh stress..
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, tắm đêm.
  • Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe nhất là trong thời điểm giao mùa.

+ Vận động phù hợp, tập luyện thể dục hàng ngày đều đặn.

Duy trì đều đặn tập thể dục 30’ mỗi ngày phù hợp với sức khỏe của bản thân, để  tăng cường sức khỏe, giúp tuần hoàn máu tốt, giảm nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ.

+ Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/ lần để tầm soát bệnh kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ đột quỵ, các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nhận biết được các dấu hiệu căn bệnh đột quỵ và “ khoanh vùng ” các nguyên nhân có nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ. Là cách tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng, hệ lụy căn bệnh gây ra.

Citicolin giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh đột quỵ và khắc phục các di chứng của căn bệnh. Là sản phẩm được nhiều chuyên gia đầu ngành về đột quỵ tín nhiệm áp dụng trong các phác đồ điều trị.

CÔNG THỨC

Citicolin ……………………………..500mg ( Dưới dạng citicolin natri )

Tá dược vừa đủ 1 viên (PVP K30, Avicel 101, DST, lactose, Aerosil, Magnesi stearat, HPMC 615, PEG 6000, Titan dioxyd, Talc )

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dược lực học

Citicolin là thuốc kích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh, chống tổn thương não, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh.

Dược động học

Citicolin là hợp chất dễ tan trong nước có sinh khả dụng > 90% . Các nghiên cứu về dược động học trên người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy khi uống, Citicolin hấp thụ nhanh chóng ,  <1% bài tiết qua phân.

Pic huyết tương theo kiểu hai pha, một giờ sau khi uống, sau đó xuất hiện pic thứ hai lớn hơn 24 giờ sau khi uống. Citicolin chuyển hóa ở ruột và gan. Sản phẩm phụ của Citicolin uống vào khi bị thủy phân ở thành ruột là cholin và cytidin. Sau khi hấp thu, cholin và cytidin phân bố trong toàn bộ cơ thể, đi vào hệ tuần hoàn tham gia quá trình sinh tổng hợp, và khi màng não bị tổn thương để tái tổng hợp thành Citicolin ở trong não.

CHỈ ĐỊNH

– Bệnh não cấp: Tai biến mạch máu não cấp tính hai bán cấp  ( thiểu năng tuần hoàn não,  xuất huyết não,  nhũn não ). Chấn thương sọ não.

– Bệnh não mãn tính : Thoái triển tuổi già, ( gồm cả bệnh Alzheimer ), sa sút trí tuệ do thoái hóa nguyên phát, sa sút trí tuệ do nhồi máu đa ổ, di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, phòng biến chứng sau phẫu thuật thần kinh .

– Parkinson : Dùng đơn độc hay phối hợp levedopa

 LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 viên

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân mẫn cảm thành phần của thuốc, tăng trương lực hệ thần kinh đối giao cảm.

THẬN TRỌNG

– Khi xuất huyết nội sọ kéo dài: không dùng quá 1.000 mg/ngày.

– Không nên dùng cho bệnh nhân không dung nạp fructose

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI TÀU XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc này lên khả năng lái xe. Khi lái xe hoặc vận hành máy móc phải thận trọng vì đôi khi thuốc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Thuốc làm tăng tác dụng của levodopa, tránh dùng chung với meclophenoxat, centrofenoxin.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Thuốc có thể gây kích động, tác dụng phụ thường nhẹ và hiếm gặp. Tuy nhiên các triệu chứng như hạ huyết áp, mệt mỏi hay khó thở, phát ban, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, cảm giác nóng trong người có thể xảy ra khi dùng thuốc.

THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SỸ NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Chưa có nghiên cứu quá liều và cách xử lý quá liều. Thông thường điều trị hỗ trợ và triệu chứng

BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30℃, tránh ánh sáng.

TIÊU CHUẨN: TCCS