CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT HỆ XƯƠNG CHẮC KHỎE

Loãng xương căn bệnh diễn biến âm thầm, nên nhiều người lầm tưởng đây là căn bệnh thông thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trên thế giới thì đây là căn bệnh nguy hiểm phát triển nhanh chỉ sau bệnh tim mạch. Nếu chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ khoáng chất Canxi và việc bổ sung dưỡng chất này không được quan tâm đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng, hệ lụy như: gãy xương, biến dạng xương, cong vẹo cột sống…Vì vậy, để hệ xương được chắc khỏe điều kiện cần và đủ là phải xây dựng chế độ chăm sóc xương ngay từ sớm, tránh để tình trạng “ mất bò mới lo làm chuồng ”!

Xương gồm 2 lớp và dễ bị yếu dần từ bên trong, rất khó nhận biết. Thế nên có nhiều người nghĩ rằng xương của họ chắc khỏe mà không hề biết chúng đã yếu dần đi theo thời gian. Trên thế giới, loãng xương đang ảnh hưởng đến 1/3 số phụ nữ và 1/5 số nam giới ngoài 50 tuổi. Ngay cả khu vực phát triển như châu Âu, cứ mỗi 30 giây lại xảy ra một ca gãy xương đùi do loãng xương. Thống kê cho biết có tới trên 20 % phụ nữ châu Á đang sống chung với bệnh và 53 % có mật độ xương thấp.

Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh loãng xương

+ Tuổi tác:

Khi tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm. Mật độ xương giảm dần theo tuổi, tỷ lệ gãy xương tăng theo tuổi, điều này do chức năng của tạo cốt bào suy giảm, giảm hấp thu Calci ở ruột và giảm tái hấp thu Calci ở ống thận.

+ Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn không đủ Calci sẽ ảnh hưởng đến sự đạt đỉnh khối lượng xương và sự mất xương sau này. Chế độ ăn nhiều phospho mà hàm lượng Calci không tương ứng cũng dẫn tới tình trạng suy giảm mật độ xương. Chế độ ăn thiếu Protein dẫn đến giảm khối lượng xương, ngược lại nếu cung cấp quá nhiều Protein cũng dẫn đến mất xương do làm tăng mức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu Calci ở ống thận. Thói quen hút thuốc, uống rượu cũng làm ảnh hưởng đến mật độ xương.

+ Khối lượng xương đỉnh:

Là khối lượng của mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình phát triển của cơ thể, sự tạo xương lớn hơn sự mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh. Sự phát triển xương mạnh nhất bắt đầu ở tuổi dậy thì và đạt đỉnh ở độ tuổi 30. Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là mộ trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Yếu tố quyết định đến khối lượng xương đỉnh của cơ thể là mức Calci trong chế độ ăn và di truyền.

+ Vận động:

Cần thiết để duy trì mô xương, giảm vận động ở người lớn tuổi cũng là yếu tố, nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại nếu giảm vận động, luyện tập hàng ngày dẫn đến sự mất xương nhanh.

+ Hormon:

Có rất nhiều hormon trong cơ thể tác động đến quá trình chuyển hóa của xương:

  • Hormon cận giáp: tác động chủ yếu trên quá trình tạo xương, ức chế sự tổng hợp Collagen hoặc chất căn bản của tạo cốt bào. Trên cơ thể con người hormon cận giáp có tác dụng kích thích tạo xương, bên cạnh kích thích tạo xương, hormon cận giáp còn có tác dụng kích thích hủy xương. Đây là tác dụng gián tiếp vì trên bề mặt tạo cốt bào không có thụ thể cảm thụ với hormon cận giáp.
  • Calcitonin: chủ yếu là có tác dụng hủy xương, nhưng không ảnh hưởng đến quá trình tạo xương.
  • Insulin: trên xương Insulin có tác dụng điều hòa quá trình hủy xương, kích thích tổng hợp chất căn bản của xương và tạo sụn. Insulin là chất cần thiết cho sự khoáng hóa bình thường của xương. Nếu thiếu sẽ làm giảm khoáng hóa và phát triển của xương.
  • Glucocorticoids: có tác dụng rõ rệt lên chuyển hóa xương và các chất khoáng của xương. Trong cơ thể nó kích thích hủy xương và làm giảm hấp thu Calci, tăng đào thải Calci và Phospho ở thận, ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D và làm tăng PTH. Sử dụng Glucocorticoid kéo dài sẽ ức chế tổng hợp Collagen, do làm giảm sự sao chép của tiền tạo cốt bào dẫn đến mất nhiều cốt bào gây loãng xương.
  • Hormon sinh dục: các hormon sinh dục nam và nữ ( Androgen và Estrogen ) cần thiết cho sự trưởng thành của mô xương và phòng ngừa mất xương theo tuổi. Ở nữ giới có sự thiếu hụt rất lớn lượng Estrogen sau giai đoạn mãn kinh. Còn ở nam, tuổi càng cao thì lượng Testosteron càng giảm do số tế bào Leydig bị giảm đi đáng kể. Ngoài việc giảm Testosteron thì sự thiếu hụt Estradiol cũng góp phần vào sự loãng xương ở nam giới.
  • Hormon tuyến giáp: rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương, chúng tác động lên sự tạo sụn trong sự liên kết với IGF1. Ngoài ra các hormon này còn có tác dụng kích thích sự hủy xương. Các hormon tuyến giáp không giữ vai trò trong việc kích thích tổng hợp chấp căn bản của mô xương hoặc sự sao chép của các tạo cốt bào.

+ Các bệnh lý ảnh hưởng đến loãng xương:

Cường giáp, cường cận giáp, Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, suy thận, xơ gan, suy giáp,….

Những triệu chứng của bệnh loãng xương

+ Đau mỏi cột sống, ớn lạnh hay bị chuột rút…

+ Đau xương, khớp và cột sống khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế

+ Đầy bụng, chậm tiêu, khó thở

+ Ngoài ra, tình trạng lưng gù hay giảm chiều cao cũng là một trong những dấu hiệu bên ngoài nhận biết được bệnh sớm nhất.

Bệnh loãng xương

Để phòng ngừa căn bệnh loãng xương, chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đủ Canxi, vitamin D và bổ sung Canxi từ bên ngoài.

Sản phẩm MEDCALMAX, công thức kết hợp Canxi được bào chế theo công nghệ nano với kích thước siêu nhỏ và vitamin D3 tự nhiên, có tác dụng phòng ngừa tình trạng loãng xương và duy trì hệ xương được chắc khỏe, dẻo dai.

Medcalmax sản phẩm bổ sung Canxi, vitamin D3 an toàn hiệu quả

Ưu điểm vượt trội sản phẩm:

+ Calci carbonate nano:

  • Calci carbonate là loại calci được bào chế theo công nghệ Nano. Tạo nên những hạt calci có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng (<60nm). Nhờ vậy mà việc hòa tan calci được diễn ra nhanh chóng hơn. Tăng khả năng hấp thu khoảng 200 lần so với Calci thông thường và thẩm thấu nhanh qua màng ruột, giúp cơ thể hấp thụ gần như 100% lượng Calci từ ruột vào máu, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, sỏi thận do Calci tích tụ trong ruột, rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy đạt được hiệu quả cao hơn các dòng sản phẩm Calci bào chế từ công nghệ truyền thống.
  • Calci carbonate với hàm lượng calci nguyên tố cao
  • So với các dạng calci khác, calci carbonate có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn vì lượng calci chiếm tới 41% calci nguyên tố.

Canxi nano tăng khả năng hấp thu canxi lên đến 200 lần so với canxi thông thường

+ Vitamin D3 ( dạng sử dụng Cholecalciferol ):

Là một dạng tự nhiên của vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa calci cho cơ thể.

Vitamin D3 giúp duy trì nồng độ calci trong máu, đặc biệt tham gia vào quá trình tạo xương trong cơ thể. Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thụ calci khi được gắn vào thành ruột, đồng thời Vitamin D3 có vai trò dẫn calci tới các sụn tăng trưởng, tham gia vào quá trình calci hóa (tạo xương) trong cơ thể.

Vitamin D3 giúp hệ xương chắc khỏe do khả năng làm tăng protein tạo xương Osteocalcin. Chất này tham gia vào quá trình hình thành các tế bào tạo xương (tạo cốt bào). Từ đó giúp hệ xương được chắc khỏe.

1. Thành phần: 

khối lượng viên 1400 mg +/- 7,5 %

Calci carbonate nano: 1500 mg

( Tương đương hàm lượng Calci 600 mg )

Vitamin D3 ( dạng sử dụng Cholecalciferol ): 200 IU

Phụ liệu: Vỏ nang Gelatin, dầu đậu nành, dầu cọ, Nipagin, Nipasol, Titan dioxid, nước tinh khiết vừa đủ 3 viên nang mềm ).

2. Công dụng:

Bổ sung Calci và vitamin D3 cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển xương, hỗ trợ sự phát triển chiều cao cho trẻ em và hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương cho người già, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu hụt Calci cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.

3. Đối tượng sử dụng:

+ Trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng, phát triển chiều cao, trẻ em chậm mọc răng có nhu cầu bổ sung Calci.

+ Người cần bổ sung Calci như: người già, người cao tuổi bị loãng xương, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

4. Cách dùng:

+ Phụ nữ mang thai và cho con bú: uống 1 viên/ lần, ngày sử dụng 2 – 3 lần.

+ Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn: uống 1 viên/ lần, ngày uống 2 lần.