CẦN LÀM GÌ KHI BỊ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể lực và chất lượng sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, triệu chứng thực thể như thế nào, sẽ giúp việc điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu sắt

+ Mất máu:

Khi mất máu, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, u xơ hoặc chảy máu tử cung là những nguyên nhân làm mất chất sắt. Mất máu trong lúc sinh con cũng là một trường hợp làm giảm chất sắt ở phụ nữ.

+ Chảy máu trong cũng dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt:

Đây là dạng mất máu không phải lúc nào cũng dễ bị phát hiện và nó có thể diễn biến từ từ. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu trong là:

  • Chảy máu do lở loét, bướu đại tràng hoặc ung thư ruột kết.
  • Thường xuyên sử dụng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen và naproxen).
  • Chảy máu đường tiết niệu.
  • Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

+ Chế độ ăn uống không đủ chất:

  • Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

+ Không có khả năng hấp thụ chất sắt

  • Do phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
  • Các đơn thuốc kê toa làm giảm acid trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:

+ Giới tính:

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng.

+ Độ tuổi:

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt.

+ Ăn chay:

Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác.

+ Hiến máu thường xuyên:

Hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Một số triệu chứng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

+ Mệt mỏi bất thường:

Mệt mỏi được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên khi bị thiếu máu do thiếu sắt ngoài tình trạng mệt mỏi cơ thể còn có các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

+ Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt:

Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào máu đỏ, kết quả làm làn da sẽ bị nhợt nhạt hơn.

Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt

+ Đau ngực, khó thở:

Triệu chứng trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.

+ Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu:

Nó bắt nguồn từ việc oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu do thiếu máu thiếu sắt

+ Tim đập nhanh:

Đây cũng là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Ngoài các triệu chứng thường gặp trên còn có các triệu chứng: sưng đau lưỡi và miệng; móng tay và chân dễ gãy, da tóc hư tổn, hội chứng chân bồn chồn,…

Để phòng ngừa và tránh được các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, đa dạng khẩu phần ăn giàu chất sắt. Các thức ăn có nhiều chất sắt như: gan, tim, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, mộc nhĩ đen, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày thì việc bổ sung các viên uống cung cấp chất sắt tổng hợp là rất cần thiết. Sản phẩm FERROUS giúp phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt an toàn, hiệu quả.

Ưu điểm vượt trội:

+ Ferrous sulfate:

Là dạng muối sắt II vô cơ phổ biến từ hàng chục năm trước đây và vẫn đang được sử dụng cho đến hiện nay. Giúp phòng và điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

+ Acid folic:

Chất này cần thiết cho sự phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Chính vì vậy, Acid Folic trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu. Nếu thiếu Acid Folic trong khi mang thai, nguy cơ sảy thai cao hơn, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là em bé có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ).

Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, acid folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.

+ Zinc gluconate:

Cơ thể cần kẽm để sản xuất, sửa chữa và thực hiện chức năng của DNA – sơ đồ gen di truyền của cơ thể và là khối cơ bản tạo thành tế bào. Bổ sung đủ kẽm là đặc biệt quan trọng cho nhu cầu phát triển tế bào trong thai kỳ. Loại khoáng thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ vị giác và khứu giác, và chữa lành vết thương. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.

+ Vitamin B12:

Là một vitamin hòa tan trong nước. Thông thường, các vitamin tan trong nước cơ thể sẽ không giữ lại được, nhưng vitamin B12 là đặc biệt, bởi vì loại vitamin này có thể lưu lại trong gan nhiều năm.

Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Theo các chuyên gia nghiên cứu, không chỉ Acid folic, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh.

Bổ sung vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nôn ói trong giai đoạn ốm nghén. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, những bé có mẹ thường xuyên bổ sung vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ít quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do sự ảnh hưởng của vitamin B12 đến các tế bào thần kinh của trẻ, khiến trẻ dễ bứt rứt khó chịu khi bị thiếu vitamin này.

1. Thành phần: cho 1 viên nang mềm

Ferrous sulfate: 125 mcg

Zinc gluconate: 15 mg

Acid folic: 0,3 mg

Vitamin B12: 0,015 mg

Soybean oil: 360 mg

2. Công dụng:

+ Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.

+ Giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ trước và trong khi mang thai.

3. Đối tượng sử dụng:

Phụ nữ trước, trong khi mang thai, người cơ thể thiếu máu do thiếu sắt.

4. Cách dùng:

2 viên/ ngày hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Quy cách:

Hộp 6 vỉ x 10 viên nang mềm.

Xuất xứ: nguyên liệu sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ.