BÍ QUYẾT NÀO ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ?

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bệnh viêm xoang cao, căn bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, bất kỳ lứa tuổi nào. Viêm xoang không đơn thuần chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn tác động rất lớn đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy cần chủ động phòng ngừa, tránh những biến chứng căn bệnh gây ra.

Bệnh viêm xoang

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

+ Nhóm viêm nhiễm:

– Do vi khuẩn: Nhiễm khuẩn vùng mũi họng: là nguyên nhân hay gặp nhất, như viêm họng, viêm amidan, viêm VA ở trẻ em, viêm mũi.

– Do răng: các bệnh lý ở răng lợi như: viêm lợi, sâu răng, viêm tủy…đều có thể gây viêm xoang hàm, thường gặp là bệnh lý của răng hàm trên từ răng số 4 đến số 6, do siêu vi trùng.

+ Nhóm dị ứng:

Có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, cơ địa dị ứng mũi, xoang dễ đưa tới viêm xoang mạn tính.

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cấp tính 

+ Chấn thương:

Các chấn thương cơ học, do hỏa khí làm vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang. Ngoài ra, các chấn thương về áp lực có thể xuất huyết, phù nề niêm mạc, rồi gây ra viêm xoang.

+ Một số nguyên nhân gây cản trở dẫn lưu xoang:

  • Dị hình ở vách ngăn, khe giữa, ở xoang. Các khối u trong xoang và hốc mũi.
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD: Gastro EsophagealReflux Disease): Do dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản gây ra viêm nhiễm vùng mũi họng, trong đó có viêm xoang.
  • Cơ địa: Ở những người bị suy nhược toàn thân, rối loạn nội tiết như: đái tháo đường, rối loạn vận mạch, rối loạn nước và điện giải thường dễ bị viêm xoang.

Một số dấu hiệu cảnh báo viêm xoang

+ Đau nhức:

Vùng xoang viêm có cảm giác đau nhức và tùy thuộc xoang bị viêm ở vùng nào thì cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó. Nếu bị viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má, viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định. Nếu viêm xoang sàng trước thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt, nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

+ Chảy dịch mũi:

Người bị viêm xoang trán, ngoài triệu chứng đau đầu còn hay bị chảy dịch mũi. Dịch thường đặc, có màu vàng, nâu hoặc xanh, có mùi tanh hoặc hôi.

Một số dấu hiệu thường gặp bệnh viêm xoang

+ Điếc mũi

Khi viêm xoang, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì bệnh có thể trở nên nặng, gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

Ngoài ra, viêm xoang còn có thể có một số dấu hiệu khác như đau đầu, có thể có sốt nhẹ hay sốt cao, cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn.

Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa. Ăn uống đủ chất, cân bằng, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khỏe mạnh và có một sức đề kháng tốt giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và phục hồi nhanh chóng. Kết hợp vệ sinh mũi, họng bằng các dung dich sát khuẩn, nước muối.

Sản phẩm COTAXOANG công thức kết hợp 100% nguồn gốc từ thảo dược, là giải pháp hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi, xoang. Giúp tăng lưu thông phế khí trong cơ thể, thông mũi xoang, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau xoang cấp và mạn tính.

Ưu điểm vượt trội:

Công thức có nguồn gốc thảo dược tự nhiên 100 %, kết hợp các thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi, viêm xoang.

+ Cao ké đầu ngựa:

Là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh viêm mũi, xoang. Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế, can. Có tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát khuẩn. Dùng trị nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi.

Ké đầu ngựa

Theo y học hiện đại, phân tích trong quả ké đầu ngựa có 2 hoạt chất hóa học có công dụng kháng khuẩn là Xanthamin và Xanthetin. Giúp điều trị hiệu quả các trường hợp viêm mũi, viêm xoang cấp và mãn tính.

+ Cao Bạch chỉ:

Theo y học cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chủ trị các triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi trong.

Bạch chỉ

+ Cao Hậu phác:

theo nghiên cứu dược lý hiện đại, Hậu phác có tác dụng kháng khuẩn, ức chế tụ cầu vàng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm như viêm mũi, xoang, viêm nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Cây Hậu phác

+ Tế tân:

Theo Đông y, Tế tân có vị cay, tính ấm vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận. Có tác dụng trừ phong hàn, khai khiếu ( thông tai mũi, miệng…). Điều trị các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu.

+ Bán hạ:

Có vị cay, tính ôn, quy vào kinh tỳ, vị, phế. Giúp trừ đờm, chữa ho có nhiều đờm.

+ Can khương:

Có tác dụng giảm đau, kháng viêm, khử trùng, khử độc, hỗ trợ trong việc đào thải ổ viêm, tái tạo niêm mạc xoang giúp cho mũi thông thoáng và dễ chịu hơn.

+ Thục địa:

Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Hà thủ ô đỏ:

Có tác dụng giúp giải độc, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

1. Thành phần:

Cho 1 viên nang chứa:

Bột Bán hạ: 50 mg

Bột Can khương: 50 mg

Bột Tế tân: 25 mg

Bột Quế: 25 mg

Cao Ké đầu ngựa: 25 mg

Cao Bạch chỉ: 25 mg

Cao Thục địa: 25 mg

Cao Đẳng sâm: 20 mg

Cao Hậu phác: 20 mg

Cao Hà thủ ô đỏ: 20 mg

2. Công dụng:

Giúp tăng lưu thông phế khí trong cơ thể, thông mũi xoang, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau xoang cấp và mạn tính.

3. Đối tượng sử dụng:

  • Các trường hợp bị xoang với các triệu chứng: đau nhức các vùng xoang mũi, chảy nước mũi nhiều, ngứa mũi, nghẹt mũi.
  • Các trường hợp mũi bị dị ứng khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, không khí lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết.

4. Cách dùng – liều dùng:

  • Người lớn:

Cân nặng < 50 kg: sử dụng 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày.

Cân nặng >= 50 kg: 3 viên lần x 3 lần/ ngày.

  • Trẻ em:

Từ 6 – 10 tuổi: 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.

Từ 10 – 15 tuổi: 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày.